Phục dựng khuôn mặt từ hộp sọ 9000 năm tuổi

10/01/2023 | 15:30

Với phương pháp chụp cắt lớp vi tính và công nghệ phục dựng 3D công nghệ cao, các nhà khoa học đã phục dựng thành công khuôn mặt người đàn ông 9000 năm tuổi từ hộ sọ dính vỏ sò được lưu trữ tại bảo tàng Anh

Hộp sọ dính vỏ sò nổi tiếng của người đàn ông tầm 30 đến 40 tuổi được tìm thấy gần thành phố Jericho, Palestine, năm 1953 đã được phục dựng thành công theo Live Science hôm 9/1 đưa tin.

Phục dựng khuôn mặt 9000 năm tuổi

Các nhà khoa học phục dựng khuôn mặt 9000 năm tuổi

Hộp sọ Jericho được nhà khảo cổ Anh Kathleen Kenyon tìm thấy và khai quật từ năm 1953 hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Anh ở London. Khi mới phát hiện và khai quật, hộp sọ tìm thấy được phủ một lớp thạch cao, phần hốc mắt gắn vỏ sò, có thể khi mai táng người ta làm như vậy để thi thể trông giống người sống hơn.

Năm 2016, Bảo tàng Anh đã đưa ra các công bố khoa học thông tin chi tiết của hộp sọ Jericho dựa trên các phương pháp hoa học hiện đại, công nghệ chụp cắt lớp vi tính từng phần micro. Sau khi đã có các thông số đo đạc, các nhà khoa học dựa trên số liệu đó dựng lên mô hình 3D ảo của hộp sọ. Mô hình 3d phục dựng gần như hoàn hảo chính xác của khuôn mặt theo hộp sọ Jericho người đàn ông 9000 năm tuổi. Các nhà kho học nghiên cứu bộ gen từ đó đưa ra các dự đoán chính xác hơn về màu tóc, kiểu râu... từ đó phỏng đoán ra khuôn mặt gần giống thực tế và sống động nhất.

Ban đầu khi mới được tìm thấy các nhà khoa học đã nhận định nhầm đây là hộp sọ của nữ giới, tuy nhiên sau khi phân tích và quan sát kỹ hơn thì xác định hộp sọ Jericho là của nam giới với tóc sẫm màu và độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi.

Sự khác biệt ấn tượng với các nhà khoa học về hộp sọ Jericho được cho là phần sọ phía trên lớn hơn nhiều đáng kể với mức của một hộp sọ trung bình, theo chuyên gia đồ họa Cícero Moraes trưởng nhóm nghiên cứu phục dựng dự án. Hộp sọ Jericho được nhận định dường như đã có tác động bị kéo dài khi người đàn ông còn rất trẻ, phương pháp kéo dài có thể bằng cách bó chặt. Ngoài ra một số hộp sọ phủ thạch cao được tìm thấy khác mà Kenyon phát hiện cũng có đặc điểm trùng hợp này, các nhà khoa học và giới khảo cổ vẫn chưa hiểu rõ lý do vì sao con người thời kỳ đó lại làm như vậy.

Moraes không tìm thấy nhiều thông tin chi tiết về bản phục dựng năm 2016, nhưng có vẻ các chuyên gia khi đó sử dụng phương pháp Manchester. Phương pháp này được phát triển từ năm 1977 dựa trên phân tích pháp y và hiện được sử dụng rộng rãi để phục dựng khuôn mặt, đặc biệt là nạn nhân trong các vụ án.

Tuy nhiên, bản phục dựng mới sử dụng một cách tiếp cận khác dựa trên sự biến dạng giải phẫu và các phép chiếu thống kê thu được từ những lần chụp cắt lớp vi tính (CT) của người sống. Phương pháp này cũng được dùng để lên kế hoạch phẫu thuật thẩm mỹ và sản xuất bộ phận giả. "Tôi sẽ không nói rằng đây là bản cập nhật mà chỉ là một cách tiếp cận khác, nhưng nó kết hợp thống kê, cấu trúc và giải phẫu nhiều hơn", Moraes nói.

Moraes hy vọng có thể tạo bản phục dựng kỹ thuật số cho các hộp sọ phủ thạch cao khác mà Kenyon tìm thấy tại Jericho, nhưng đến nay, mới chỉ có thông số đo đạc của Hộp sọ Jericho trong Bảo tàng Anh được công bố. "Có rất nhiều điều bí ẩn xung quanh các hộp sọ này. Nhờ công nghệ mới, chúng ta đang phát hiện những điều mới mẻ về chúng, nhưng vẫn còn nhiều điều cần nghiên cứu", ông chia sẻ.

Theo Live Science

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Tạp chí Sao