Tìm hiểu cách sử dụng côn trùng có ích trong nông nghiệp

04/02/2023 | 11:02

Mỗi khi nhắc đến côn trùng, chúng ta sẽ thường nghĩ ngay đến những loài gây hại. Tuy nhiên, trong thế giới côn trùng rất đa dạng bao gồm: loại gây hại và loại có lợi. Một số loại côn trùng có ích trong việc bảo vệ môi trường, hỗ trợ con người canh tác cây trồng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ứng dụng của côn trùng trong nông nghiệp qua bài viết dưới đây.

Ong mắt đỏ (Trichogramma spp) giúp tiêu diệt trừ sâu hại

Tại nhiều nước trên thế giới loài ong mắt đỏ được nuôi, sử dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa và tiêu diệt một số loài sâu bệnh. Điển hình như ở Liên Xô (cũ) đã nghiên cứu quy trình và cách sử dụng côn trùng có ích - ong mắt đỏ. Quy trình nuôi bán công nghiệp cũng lần lượt xuất hiện ở nước Mỹ, Trung Quốc, Cu Ba, Đức và Philippin.

Từ năm 1988, Việt Nam nhận được sự tài trợ của Tổ chức bánh mỳ Thế giới đã tiến hành nghiên cứu quy trình nuôi, tuyển chọn ong mắt đỏ. Sau đó, đã áp dụng chúng vào việc phòng trừ một số loại sâu hại trong nông nghiệp.

Ong mắt đỏ - bạn của nhà nông

Ong mắt đỏ - bạn của nhà nông

Miền Bắc nước ta đã có ít nhất 2 loài ong mắt đỏ đó là: Trichogramma chilonis Ich, T.japonnicum Ash. Những loài ong này là đa thực, chúng có thể ký sinh trên trứng của 23 loài bướm khác nhau. Tính đến thời điểm hiện, có nhiều chủng ong mắt đỏ đã được ứng dụng để trừ sâu hại trên cây trồng.

Để trừ sâu đục thân trên cây ngô Osrtinia spp, người ta sử dụng các loài ong như T.maidis, T.ostrinia, T.nubilabe và T.pretiosum. Việc sử dụng côn trùng có ích như ong mắt đỏ giúp loại bỏ việc dùng thuốc hóa học, bảo vệ môi trường và đạt hiệu quả cao.

Tính ứng dụng của ong mắt đỏ

Ong mắt đỏ được ứng dụng rộng rãi trong việc tiêu diệt trứng sâu hại trong nông nghiệp. Bởi vì, đặc tính của loài côn trùng có ích này có thể sử dụng phổ rộng trên nhiều loại cây trồng khác nhau.

  • Trichogramma chilonis chiếm ưu thế trong hệ sinh thái ruộng rau, ruộng cạn, cây công nghiệp và cây ăn quả có chiều cao dưới 2,5m.
  • Loài T.jap nicum được ứng dụng tại các hệ sinh thái lúa nước.
  • Loài T.dendrolimus chiếm số lượng ưu thế trong hệ sinh thái rừng cây, vườn cây ăn quả có chiều cao từ 2,5m trở lên.

T.chilonis chiếm ưu thế tại ruộng cạn

T.chilonis chiếm ưu thế tại ruộng cạn

Cách sử dụng loài ong mắt đỏ

Sử dụng ong mắt đỏ trên mô hình IPM nhằm tăng số lượng một cách nhanh chóng trong thiên nhiên. Thả ong vào thời điểm sâu hại phát triển mạnh của các lứa sâu. Ví dụ như: sâu cuốn lá hại lúa trong vụ xuân nên thả ong mắt đỏ ở lứa 2-3; vào vụ mùa thì nên thả lứa 5-6.

Chú ý: Nên thả vào buổi sáng, theo chiều gió để thuận tiện trong việc phát tán ong được xa hơn và tránh thả lúc trời mưa. Sử dụng túi nilon nhỏ đựng để ong đẻ nhằm tránh mưa và gài vào thân cây. Thả ong mắt đỏ với số lượng lớn từ 1,5 - 2 triệu con/ha.

Ong mắt đỏ - giải pháp trừ sâu mới

Ong mắt đỏ - giải pháp trừ sâu mới

Loài ong Cotesia Glomerata và Diadegma

Loài ong Diadegma được nghiên cứu nhân giống và khả năng thích nghi được với điều kiện nước ta, nhằm phòng sâu tơ hại bắp cải. Bên cạnh đó, còn có loài ong Cotesia diệt sâu xanh gây hại bắp cải.

Ong Diadegma có thể nhân giống trong điều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt độ của điều hòa. Phần trăm nở trung bình là 44,16%, tỷ lệ cái 35,07%. Nhộng giữ được từ 5 đến 25 ngày ở điều kiện 70 độ C; khi ở 240 độ C ong nở đạt khoảng từ 27 đến 60%. Loài côn trùng có ích này có thể ký sinh trên sâu tơ ở đồng bằng sông Hồng từ 16,7 đến 46,9%  (từ tháng 11 đến tháng 3 của năm sau).

Chân dung loài ong Cotesia Glomerata

Chân dung loài ong Cotesia Glomerata

Ong Cotesia có tỷ lệ nở trung bình khá cao lên đến 70,4%, trong đó tỷ lệ cái chiếm 21,1%. Chúng có thể ký sinh trên loài sâu xanh ngoài ruộng (hiệu quả đạt 17 ổ kén/200m2 rau bắp cải).

Loài Diadegma dễ nuôi và nhân giống, thích hợp thiết lập quần thể tại các vùng có khí hậu mát quanh năm với độ cao từ 400m. Ở một số vùng Philippin người ta sử dụng ong Diadegma với 3 lần thả có thể trị sâu tơ mà không cần sử dụng biện pháp hóa học.

Côn trùng có ích - Kiến vàng Oecophylla smaragdina

Loài kiến vàng Oecophylla là loài phổ biến ở vườn cam canh và cây ăn quả tại ĐBS Cửu Long. Người dân trồng cây ăn quả công nhận thành quả ứng dụng của côn trùng trong nông nghiệp. Sự xuất hiện của kiến vàng đã làm tăng chất lượng sản phẩm (quả ngọt, bóng và mọng nước). Đồng thời, khống chế sự phát triển của kiến hôi, loài làm quả bị sượng và ít nước.

Tại vườn có thả kiếm vàng mật độ sâu giảm từ 38-58 con/cây xuống 0-12 con/cây. Bởi vì, chúng có khả năng không chế 3 loại sâu là rầy mềm, sâu vẽ bùa và rập sáp.

Kiến vàng được nuôi nhiều tại vườn cây ăn quả

Kiến vàng được nuôi nhiều tại vườn cây ăn quả

Cách sử dụng kiến vàng - loài côn trùng có ích trong nông nghiệp như sau:

  • Nên thả kiến vào mùa khô, tốt nhất là trong khoảng từ tháng 12 năm nay đến tháng 4 năm sau.
  • Phương pháp thả là treo tổ kiến tại các ngã 3-4 của cây gần các tán lá. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm thức ăn cho chúng như: ruột gà, vịt, thịt… bằng cách treo lên cành cây.
  • Nên thả từ ngọn cây xuống, để chúng có thể đuổi hết kiến cũ và kiến hôi.
  • Nếu kiến ở nhiều nơi khác nhau, thì cần cách ly chúng bằng mương nước. Đặc biệt, nên chăng dây giữa các cây trong một khu để thuận tiện cho kiến đi lại và sinh sản của kiến.

Những loại côn trùng có ích khác trong nông nghiệp

Bên cạnh những loài côn trùng có ích ở trên thì trong thiên nhiên người ta cũng tìm được nhiều “thiên địch” của sâu hại như:

  • Chuồn chuồn: Nguồn thức ăn của chuồn chuồn chủ yếu là côn trùng và sâu bọ. Một số nghiên cứu cho rằng chuồn chuồn cỏ xanh có khả năng tiêu diệt loài diệt rệp sáp.
  • Nhện: Đây là một loài côn trùng có ích ăn tạp, có xu hướng ăn bất cứ thứ gì bắt được. Đa phần nhện bắt những loài côn trùng gây hại như: muỗi, kiến,…. Một con nhện trưởng thành có khả năng tiêu diệt  tới 15 côn trùng mỗi ngày.

Nhện là một loài côn trùng có ích ăn tạp

Nhện là một loài côn trùng có ích ăn tạp

  • Bọ đuôi kìm: Chúng có màu đen bóng, giữa đốt bụng có khoang màu trắng và điểm trắng đầu đỉnh râu. Loài bọ này thường chui vào các lỗ hổng sâu đục thân đã đào để tìm sâu non. Thi thoảng chúng trèo lên lá để tìm và bắt sâu cuốn lá. Một ngày bọ đuôi kìm có thể ăn 20-30 con.
  • Bọ gai được xem là thiên địch của nhiều loài sâu bệnh khác nhau, điển hình như: ấu trùng bọ cánh cứng, sâu bướm…và những loài có hại cho cây trồng khác.

Bọ gai là thiên địch của nhiều sâu bệnh

Bọ gai là thiên địch của nhiều sâu bệnh

Sự xuất hiện của côn trùng có lợi và có hại sẽ giúp cân bằng hệ sinh thái trong tự nhiên. Nếu biết cách áp dụng những loại côn trùng có ích vào trong canh tác nông nghiệp sẽ mang lại giá trị kinh tế cao.

Dung

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Tạp chí Sao

Đọc nhiều nhất