Lãi suất tiền gửi ngân hàng tụt dốc liên tục, về mố 6,5-6,7% cuối năm

04/06/2023 | 16:15

Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng bình quân dự đoán sẽ về mức 6,5-6,7% vào cuối năm. Nguyên nhân do nhu cầu tín dụng giảm, đầu tư công được chính phủ thúc đẩy và vẫn còn dư địa giảm thời gian gần đây.

Chứng khoán VNDirect mới đây đã công bố những con số “gây hoang mang” trong báo cáo mới đây. Các chuyên gia dự đoán, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 và 12 tháng bình quân và kỳ hạn 12 tháng bình quân của nhóm ngân hàng tư sẽ giảm mạnh. Cụ thể tương ứng lần lượt 0,57 điểm% và 0,28 điểm % so với thời điểm đầu tháng 5.

Lãi suất ngân hàng cho tiền gửi liên tục giảm

Trong thời gian gần đây, lãi suất tiền gửi trung bình tại các ngân hàng quốc doanh đã giảm 0,8 điểm phần trăm ở kỳ hạn 3 tháng và 0,4 điểm phần trăm ở kỳ hạn 12 tháng. Tính từ đầu năm 2023, lãi suất tiền gửi trung bình kỳ hạn 3 tháng đã giảm khoảng 0,1 điểm phần trăm, trong khi lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng giảm khoảng 0,8 điểm phần trăm.

Theo nhận định của chuyên gia, dự kiến lãi suất tiền gửi trung bình kỳ hạn 12 tháng sẽ giảm xuống khoảng 6,5-6,7% mỗi năm vào cuối năm 2023. Tính từ đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã thực hiện ba lần giảm lãi suất điều hành.

Trong đó, lãi suất tái chiết khấu đã giảm 1 điểm phần trăm xuống còn 3,5% mỗi năm. Lãi suất tái cấp vốn cũng giảm 1 điểm phần trăm xuống mức 5,0% mỗi năm. Đối với một số lĩnh vực ưu tiên, trần lãi suất cho vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng đã giảm 1 điểm phần trăm xuống 5,0% mỗi năm.

Lãi suất cho vay qua đêm trong lĩnh vực thanh toán điện tử liên ngân hàng cũng như cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với tổ chức tín dụng cũng đã giảm 1,5 điểm phần trăm xuống còn 5,5% mỗi năm.

Ngoài ra, NHNN cũng đã giảm trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 1 tháng xuống 0,5% mỗi năm và kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng xuống 5,0% mỗi năm. Đây lần lượt là mức giảm 0,5 điểm phần trăm và 1 điểm phần trăm so với đầu năm 2023.

Nguyên nhân nào khiến lãi suất tiền gửi giảm?

Trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra hôm qua, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết rằng đến cuối tháng 5, tổng tín dụng của nền kinh tế đạt trên mức 12,3 triệu tỷ đồng. Con số này tương ứng với mức tăng khoảng 3,17% so với cuối năm 2022.

Biểu đồ lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng

Biểu đồ lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng

Phó Thống đốc cũng đã giải thích nguyên nhân khiến tín dụng tăng chậm. Đầu tiên, trong trường hợp các doanh nghiệp sản xuất, họ gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm do thiếu đơn hàng, dẫn đến giảm nhu cầu vay vốn để sản xuất.

Thứ hai, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một số doanh nghiệp đang trải qua tình hình tài chính yếu kém và không có phương án khả thi. Do đó không đáp ứng được yêu cầu vay vốn từ ngân hàng.

Thứ ba, nguyên nhân liên quan đến tín dụng bất động sản, nhiều dự án bất động sản gặp khó khăn. Cụ thể bao gồm các vấn đề về pháp lý và thiếu dự án mới được triển khai, từ đó làm giảm nhu cầu vay vốn cho bất động sản.

Đại diện của NHNN cũng cho biết rằng họ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng và ngân hàng giảm lãi suất ngân hàng cho vay. Sau nhiều biện pháp điều hành của NHNN từ tháng 3 đến tháng 5, mức lãi suất đã giảm và số liệu gần đây cho thấy mức lãi suất cho vay trên các bảng lãi suất mới hiện đang ở mức trung bình 9,07%. Con số này đã giảm 0,9% so với cuối năm trước.

"Với số liệu như vậy, chúng tôi tin rằng mức lãi suất đang giảm và sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới," ông Hà nhấn mạnh.

Vân Anh

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Tạp chí Sao

Đọc nhiều nhất