Miễn dịch là gì? Nghiên cứu hệ miễn dịch có ý nghĩa như thế nào?

01/02/2023 | 09:02

Miễn dịch là một từ chuyên ngành Y học được nhiều người quan tâm. Trong cuộc sống bạn có thể nhiều lần nghe nhắc đến từ này nhưng thực tế, không phải ai cũng hiểu miễn dịch là gì.

Bài viết sau đây, Ngôi Sao Việt sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thông tin cần thiết liên quan chi tiết nhất để bảo vệ sức khỏe của mình tối đa. Theo dõi Ngôi Sao Việt để cập nhật những thông tin mới nhất liên quan đến Y học và sức khỏe.

Miễn dịch là gì?

Miễn dịch chính là khả năng đề kháng của cơ thể để chống lại những mầm bệnh bên ngoài môi trường, bảo vệ cơ thể không mắc bệnh. Càng thực hiện tốt điều này thì cả thể, loài càng cơ cơ hội sinh tồn trong điều kiện những “kẻ thù” ngày càng tiến hóa mạnh mẽ. Tất cả kết hợp với nhau tạo thành hệ miễn dịch - bao gồm các tế bào và phân tử được phát triển đặc biệt để có khả năng chống lại sự xâm nhập bên ngoài.

Miễn dịch là gì và có cơ chế hoạt động như thế nào?

Miễn dịch là gì và có cơ chế hoạt động như thế nào?

Tế bào quan trọng nhất giúp cơ thể có thể chống lại tác nhân gây bệnh đó chính là bạch cầu. Bạch cầu sẽ tấn công các yếu tố này qua hàng loạt các phản ứng khác nhau được gọi là phản ứng miễn dịch.

Hệ sinh thái đa dạng các loại sinh vật khác nhau cạnh tranh cơ hội sống còn. Để có thể sinh tồn thì mỗi cá thể, mỗi loài cần có khả năng tự bảo vệ chống lại sự xâm nhập của vật lạ bên ngoài để bảo vệ chính mình. Đồng hành cùng tiến hóa, các biện pháp bảo vệ này cũng được nâng cấp. Không chỉ là cách ngụy trang chống lại kẻ thù, bản năng sinh tồn mà cả hệ miễn dịch cũng được tối ưu để đảm bảo sức khỏe, chống lại bệnh tật, tăng khả năng sinh tồn.

Vai trò của hệ thống miễn dịch đối với cơ thể con người

Cơ thể con người ngày càng tiến hóa, song song với những loài khác trong hệ sinh thái. Và tất nhiên, virut, vi khuẩn và các tác nhân gây hại cũng không nằm ngoài xu hướng này. Nếu không có hệ miễn dịch thì có khá nhiều điều nguy hiểm có thể xảy ra. Và loài người có thể bị diệt vong khi tốc độ tiến hóa của tác nhân gây hại nhanh chóng.

Bảo vệ cơ thể con người khỏi nguy cơ nhiễm bệnh

Đây là vai trò đầu tiên của hệ thống miễn dịch đối với cơ thể con người. Đây là hệ phòng thủ tự nhiên chống lại tác nhân gây hại có mặt ở khắp mọi nơi. Có thể là bàn làm việc, không khí, những nơi chúng ta chạm vào, những thứ chúng ta ăn vào cơ thể,... Cơ chế làm việc của các tế bào chuyên nhiệm cụ thể như sau:

Hệ miễn dịch giúp cơ thể có thể hạn chế nguy cơ bệnh tật

Hệ miễn dịch giúp cơ thể có thể hạn chế nguy cơ bệnh tật

– Bước 1: Tế bào tạo ra một rào cản để ngăn chặn các tác nhân có hại xâm nhập, tấn công cơ thể. Chúng không thể vượt qua hàng rào thì sẽ không thể gây bệnh.

– Bước 2: Nếu chúng có thể vượt qua hàng rào thì các tế bào bạch cầu sẽ tiếp tục được sản sinh. Bạch cầu sẽ phá hủy những yếu tố lạ có hại cho cơ thể từ bên ngoài này trước khi chúng bắt đầu phân chia và phát triển mạnh mẽ để gây hại cho con người.

– Bước 3: Nếu quá trình ở bước 2 thất bại thì bạch cầu sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn để kìm hãm, không cho mầm bệnh phát triển ồ ạt.

Hệ miễn dịch mạnh khỏe có thể nhận ra hàng triệu tác nhân gây bệnh khác nhau từ bên ngoài. Bởi vậy, từ những vấn đề như cảm lạnh thông thường đến bệnh nguy hiểm như ung thư cũng sẽ được ngăn chặn.

Hệ miễn dịch sẽ tạo kháng thể chống bệnh cũ tái phát

Khi sinh ra, mỗi người đã có hệ miễn dịch nhất định để tạo thành sức đề kháng đối với một số loại bệnh. Khi cơ thể càng phát triển thì sức đề kháng sẽ càng được cải thiện theo thời gian, khả năng nhiễm bệnh, ốm vặt cũng giảm đi nhiều. Ví dụ như những trẻ em thường xuyên mắc chứng cảm, hắt hơi sổ mũi khi giao mùa, khi lớn hơn thì tần suất bệnh sẽ giảm đi.

Bệnh cũ sẽ hạn chế tái phát khi hệ thống miễn dịch tốt

Bệnh cũ sẽ hạn chế tái phát khi hệ thống miễn dịch tốt

Điều này do hệ miễn dịch có thể nhận ra và “gạch tên” những tác nhân gây bệnh ngay khi chúng vừa tiếp xúc với cơ thể. Cơ chế này giúp tạo ra hàng loạt kháng nguyên trong lần đầu tiếp xúc với bệnh nên khi lần sau bệnh xuất hiện, kháng nguyên sẽ tự động loại trừ bệnh. 

Đây cũng là cách mà con người nghiên cứu ra vắc xin khi đưa những mầm bệnh “bất hoạt” vào cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể ngăn chặn sự xâm nhập này. Những lần sau gặp tác nhân gây hại thì cơ thể cũng sẽ tự động mở tuyến phòng bị, ngăn không cho chúng làm hại cơ thể. Tuy nhiên, khi con người già đi thì hệ miễn dịch cũng trở nên kém đi.

Làm thế nào để có thể duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh?

Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể có thể chống lại hầu hết các tác nhân gây bệnh. Khi mắc bệnh cũng sẽ nhanh hồi phục và trở lại trạng thái ban đầu hơn. 

Tập thể dục điều độ

Tập thể dục có tác dụng kích thích các tế bào bạch cầu sản sinh và hoạt động tốt hơn. Quá trình này sẽ giải phóng hormone endorphin - một chất có khả năng giảm đau, hạn chế căng thẳng và ngủ ngon hơn. Bạn chỉ cần những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ,... chứ không cần phải theo chế độ chuyên nghiệp như vận động viên.

Tập thể dục điều độ giúp cơ thể tăng sức đề kháng

Tập thể dục điều độ giúp cơ thể tăng sức đề kháng

Lên thực đơn cụ thể và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh cung cấp những chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, phát triển hệ miễn dịch con người tốt hơn. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp sức đề kháng có thể tốt hơn. Mỗi người nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp, đưa vào cơ thể những chất có lợi từ thực phẩm. Sử dụng thêm những sản phẩm có các chất chống oxy hóa, hợp chất tương tự kháng sinh giúp tăng đề kháng như tỏi, nấm,...

Nghỉ ngơi và làm việc điều độ, cân bằng thời gian

Cơ thể con người sau thời gian hoạt động cần phải nghỉ ngơi để hồi phục. Ngủ chính là cách nghỉ ngơi hiệu quả nhất cho tất cả các bộ phận trong cơ thể và trí óc được minh mẫn. Bởi vậy, bạn cần cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi. Một giấc ngủ sâu sẽ mang đến cho bạn hiệu quả như một liều thuốc tuyệt vời để cơ thể và các tế bào hồi phục.

Đảm bảo có giấc ngủ đủ và sâu để cơ thể nghỉ ngơi

Đảm bảo có giấc ngủ đủ và sâu để cơ thể nghỉ ngơi

Luôn kiểm soát cảm xúc, không để cơ thể và đầu óc căng thẳng

Căng thẳng chính là tác nhân khiến cơ thể suy giảm miễn dịch, hệ thống đề kháng bị yếu đi. Nguyên nhân bởi khi căng thẳng thì cơ thể sẽ sinh ra các hormone như cortisol và adrenaline. Đây là tác nhân làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Việc duy trì sự căng thẳng trong một thời gian dài khiến bạn dễ mắc các bệnh từ thông thường cho đến nghiêm trọng hơn, trong đó bao gồm tim mạch và tăng huyết áp. Mỗi khi thấy căng thẳng, bạn có thể thực hành thiền hoặc tập yoga.

Không sử dụng các loại chất kích thích và hạn chế bia rượu

Những chất kích thích chứa các chất có hại cho cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Bia rượu khi sử dụng một lượng nhỏ có thể mang lại lợi ích nhưng nếu lạm dụng thì sẽ ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu. Đây cũng là tác động khi dùng chất kích thích thần kinh, cơ thể.

Một số thông tin về hệ miễn dịch cũng như cách để tăng cường miễn dịch đã được vietnam247.vn cung cấp cho người dùng. Hãy xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý và cân bằng cuộc sống để có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Vân Anh

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Tạp chí Sao

Đọc nhiều nhất