Hệ thần kinh là gì? Bộ phận, cấu tạo, chức năng hệ thần kinh

01/02/2023 | 10:30

Hệ thần kinh là một hệ thống quan trọng giúp điều khiển nhiều hoạt động của cơ thể. Có khá nhiều tác nhân có hại ảnh hưởng đến bộ phận này mà có thể bạn chưa biết.

Làm thế nào để có hệ thống thần kinh khỏe mạnh? Những điều nên và không nên làm để tránh tác động tiêu cực đến cơ quan này là gì? Thông tin sẽ được Ngôi Sao Việt cung cấp cho bạn đọc ngay sau đây.

Hệ thần kinh là gì?

Hệ thần kinh là một cơ quan phân hóa cao nhất ở cơ thể người, động vật, các sinh vật sống. Thông qua mạng lưới dạng ống, chúng phân hóa khắp cơ thể và các bộ phận. Dựa vào việc tiếp nhận hàng triệu mã thông tin được cơ quan cảm giác truyền về, bộ phận này sẽ đưa ra các phản ứng thích hợp. Thông qua hệ số thần kinh thì cơ thể sẽ có các phản ứng với mọi biến đổi ở bên trong hay bên ngoài ngôi trường.

Hệ thần kinh là một cơ quan phân hóa cao nhất ở cơ thể người

Hệ thần kinh là một cơ quan phân hóa cao nhất ở cơ thể người

Ví dụ, khi bạn chạm tay vào lửa thì cơ quan cảm giác sẽ truyền thông tin về vật thể nóng, có thể gây nguy hiểm. Lúc này, tín hiệu được gửi về hệ thống thần kinh, cơ quan này điều khiển tay rụt lại để tránh việc bị bỏng. Tất cả các hoạt động, phản ứng của cơ thể và các bộ phận đều được điều khiển bởi hệ thần kinh.

Hệ thần kinh bao gồm những cơ quan nào?

Hệ thần kinh bao gồm mô thần kinh (các tế bào thần kinh - nơron) và những tế bào thần kinh đệm - thần kinh giao. Nơron là yếu tố tạo thành thành phần chính của tủy sống, não và hạch thần kinh. Đây là tế nào đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều khiển cả quá trình hoạt động của toàn bộ hệ thống thần kinh. Những thông tin đi ra và vào hệ thống đều được truyền theo một chiều nhờ cấu trúc đặc biệt. 

Bộ phận này bao gồm mô thần kinh và thần kinh đệm

Bộ phận này bao gồm mô thần kinh và thần kinh đệm

Dựa theo cấu tạo thì về cơ bản thì hệ được chia thành thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Cụ thể:

  • Hệ thần kinh trung ương: Có hai bộ phận gồm não bộ và tủy sống. Não bộ lại gồm các bộ phận như đại não, não giữa, gian não, cầu não, hành não và tiểu não.
  • Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm 12 đôi dây sọ và 31 đôi dây sống.

Dựa theo chức năng, hệ thần kinh gồm hệ sinh dưỡng (có phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm) và hệ vận động. Những hoạt động của con người được điều khiển bởi hệ thống thần kinh phức tạp mà không có sinh vật nào có thể có được. Thông qua cơ quan này mà trái tim biết cần phải đập, phổi cần phải thở, những suy nghĩ và hành động cũng được kiểm soát.

Một số rối loạn gây tác động tiêu cực đến thần kinh

Có khá nhiều tác nhân có thể gây nên những tác động tiêu cực đến hệ thống thần kinh. Mặc dù có nhiều hàng rào bảo vệ - ví dụ như não được hộp sọ bao phủ, tủy sống được che chắn bởi những xương nhỏ - tuy nhiên vẫn có khá nhiều tác nhân có thể tác động đến hệ thần kinh. Ví dụ như một số rối loạn:

Virus viêm màng não là tác nhân có thể tác động đến hệ thần kinh

  • Cơ thể mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng như viêm màng não, viêm não,...
  • Những vấn đề liên quan đến thể chất như việc bạn bị chấn thương, bị liệt hay các hội chứng vận động khác…
  • Những tình trạng bệnh lý liên quan đến thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng hoặc bệnh Alzheimer của người già…
  • Những vấn đề liên quan đến mao mạch, mạch mái như đột quỵ, thiếu máu, tụ máu dưới màng cứng…

Làm thế nào để hệ thần kinh khỏe mạnh?

Mặc dù có khá nhiều nguy cơ, và có những nguy cơ không thể kiểm soát nhưng vẫn có những cách để bạn có thể đảm bảo hệ thần kinh khỏe mạnh tối đa. Ví dụ như:

  • Ngủ đủ giấc: Não bộ cần thời gian để phục hồi như tất cả các bộ phận khác. Hãy chia lịch trình ngủ đều đặn và ngủ sâu. Đối với người lớn cần ngủ từ 6 đến 8 tiếng và nên đi ngủ trước 11h. Điều này giúp tinh thần minh mẫn, hạn chế những triệu chứng trầm cảm. 
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn của mình những thực phẩm giàu axit béo omega-3. Cụ thể như cá hồi, cá thu, cá ngừ albacore, cá trích… Bên cạnh đó, bạn cũng cần đa dạng hóa thực đơn và bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin A, beta – carotene, niacin, vitamin C, vitamin B12, kẽm protein... 

Bổ sung những thực phẩm chứa axit béo omega-3

Bổ sung những thực phẩm chứa axit béo omega-3

  • Tập thể dục đầy đủ: Mỗi ngày nên dành ra khoảng thời gian để luyện tập thể thao, tăng cường sức khỏe. Điều này giúp cải thiện quá trình phát triển các tế bào mới, tăng cường tiết serotonin, endorphins… giúp tâm trạng hưng phấn, hứng khởi.
  • Hạn chế bia rượu, không dùng chất kích thích: Đây là những chất gây hại cho hệ thần kinh và các cơ quan trong cơ thể. Các chất này có thể gây ra hưng phấn nhất thời nhưng sau đó sẽ ức chế thần kinh, có tác động tiêu cực.

Hệ thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển hành vi, cảm xúc,... của con người. Bạn cần hạn chế những tác động tiêu cực, sinh hoạt điều độ, có chế độ ăn uống lành mạnh… để cải thiện tối đa chức năng của cơ quan này. Theo dõi thêm những tin tức liên quan đến Y học tại Vietnam247.vn.

Vân Anh

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Tạp chí Sao

Đọc nhiều nhất