Kinh tế quý II 2023 chưa có nhiều khởi sắc

03/04/2023 | 16:40

Bộ Kế hoạch & Đầu tư mới đây đã đưa ra những dự báo kinh tế quý II 2023 vẫn sẽ có nhiều khó khăn. Nhà nước và các cơ quan ban ngành cần sớm có chính sách hỗ trợ để cải thiện tình hình.

Cuộc họp hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 đã diễn ra vào ngày 3/4. Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ chỉ hội nghị.

Tình hình kinh tế 3 tháng đầu năm 2023

Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã cung cấp những số liệu liên quan đến tình hình phát triển kinh tế 3 tháng đầu năm. Theo đó, GDP cả nước chỉ tăng 3,32% trong quý I - Tỷ lệ này thấp hơn 2 điểm phần trăm so với cùng kỳ. Đồng thời, mức tăng trưởng cũng chỉ cao hơn năm 2020 - thời điểm bùng phát dịch Covid-19 tại Việt Nam. 

Tình hình kinh tế quý I 2023 chỉ cao hơn 2020

Tình hình kinh tế quý I 2023 chỉ cao hơn 2020

Bên cạnh đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý I/2023 cũng chỉ tăng 4,18% so với cùng kỳ 2022. Hàng hóa thiết yếu có cán cân cung cầu dược đảm bảo. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và tiêu dùng nội địa so với cùng kỳ năm ngoái tăng 14%.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng dự báo kinh tế quý II sẽ vẫn trong tình trạng khó khăn. Mặc dù dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng có nhiều yếu tố phức tạp, khó lường vẫn khiến kinh tế năm 2023 thấp hơn so với 2022. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay của nước ta sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.

Những khó khăn khi phát triển kinh tế quý II 2023

Các ngành như sản xuất kinh doanh, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thu hút FDI vẫn chưa thể thoát khỏi những khó khăn trong thời gian tới. Về vấn đề xuất khẩu thì thị trường, đơn hàng, đơn giá vẫn tiếp tục giảm. Tình trạng thiếu đơn hàng đã được nhiều doanh nghiệp ghi nhận từ quý IV/2022. Có công ty chỉ đảm bảo duy trì trong khoảng từ 35 đến 50% năng lực sản xuất. 

Trên thực tế thì có khá nhiều đơn hàng còn tồn trước đó bị hoãn giao hàng, giãn giao hàng. Điều này khiến doanh nghiệp buộc phải cắt giảm quy mô hoặc cho lao động nghỉ luân phiên. Chi phí đầu vào và nguyên vật liệu tăng đã khiến tỷ giá chịu nhiều áp lực. Có đến 90% kim ngạch nhập khẩu của nước ta là nhập nguyên liệu sản xuất. Khó khăn này có thể sẽ kéo dài đến hết quý 2 khiến kinh tế quý II 2023 chưa thể phục hồi như mong muốn.

Dự báo kinh tế quý II 2023 sẽ còn nhiều khó khăn

Dự báo kinh tế quý II 2023 sẽ còn nhiều khó khăn

Một số vấn đề khác doanh nghiệp gặp phải như khó khăn về dòng tiền, lãi suất tiền gửi vay ngân hàng tăng,... Đây là những yếu tố khiến chi phí vốn leo thang và khiến doanh nghiệp bị giảm sức cạnh tranh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng việc Việt Nam bị tác động như hiện tại không phải là việc khó hiểu. Việt Nam thuộc nền kinh tế có độ mở cao và bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng sụt giảm, rất nhiều nước đang tiến hành các biện pháp thắt chặt tiền tệ, cầu giảm khiến thị trường thu hẹp...

Kinh tế quý II 2023 sẽ có nhiều khó khăn hơn là cơ hội. Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn và thị trường vẫn bị thu hẹp. Các chính sách của nhà nước, thị trường bất động sản, vốn hay trái phiếu cũng còn khá nhiều vướng mắc cần tiếp tục tháo gỡ. Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần kịp thời tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp, người dân phát triển. 

Vân Anh

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Tạp chí Sao

Đọc nhiều nhất