Tranh "Ngũ vương túy quy" đạt mức 38 triệu USD

24/03/2023 | 16:31

Bức tranh "Ngũ vương túy quy" của họa sĩ thời Nguyên Nhâm Nhân Phát đã có những lịch sử thăng trầm và hiện nay nó đang đạt mức giá 38 triệu USD.

Bảo tàng Long Museum của tỷ phú Lưu Ích Khiêm đã tổ chức các cuộc triển lãm kỷ niệm 10 năm thành lập từ cuối năm ngoái đến tháng 5 năm nay. Theo Ifeng, bảo tàng này có quy mô lớn và lưu giữ nhiều tác phẩm nổi tiếng trên thế giới. Tỷ phú này là người chuyên mua cổ vật thông qua đấu giá và thường phải chờ đợi nhiều năm mới có được bảo vật mà ông mong muốn. Tác phẩm Ngũ vương túy quy, bức tranh của họa sĩ thời Nguyên Nhâm Nhân Phát (1254-1327) là một trong những tác phẩm khiến ông tốn nhiều công sức nhất.

Bức tranh "Ngũ vương túy quy" về 5 hoàng tử say rượu

Tranh "Ngũ vương túy quy" được vẽ trên giấy thời Tống với chiều cao là 35cm và dài 212 cm. Trong tranh là các hoàng tử thời đường bao gồm:

  • Lý Long Cơ (hoàng đế Đường Huyền Tông)
  • Lý Thành Khí
  • Lý Thành Nghĩa
  • Lý Phạm
  • Lý Nghiệp

Nguyên Nhâm Nhân Phát đã khắc họa từng nhân vật theo các ghi chép có trong tài liệu sử sách. Thời còn trẻ, Lý Long Cơ và 4 chàng hoàng tử còn lại vô cùng thân thiết. Thường xuyên uống rượu cùng nhau, chơi bóng, chơi gà chọi, đánh cờ hay ra ngoài săn bắn cùng nhau. "Ngũ vương túy quy" là bức tranh tái hiện một lần cưỡi ngựa rời cung uống rượu của 5 hoàng tử. Khi trở về, họ đều trong tình trạng say khướt và được 4 người hầu tháp tùng bên cạnh.

Bức tranh Ngũ vương túy quy

Bức tranh "Ngũ vương túy quy" có giá 38 triệu USD

Trong tranh có tổng cộng 9 nhân vật cùng 9 con ngựa. Theo tờ The Paper, một số chuyên gia nhận định rằng Lý Long Cơ là người đi đầu, gục trên ngựa và được hai hầu cận giữ thăng bằng hai bên. Hoàng tử đang cưỡi trên Chiếu Dạ Bạch - con ngựa mà ông vẫn luôn yêu quý. Sở dĩ nó có cái tên này là vì bộ lông trắng muốt của nó, bộ lông còn được ví như chiếu sáng cả màn đêm.

Người mặc đồ đỏ, say khướt và đi hàng đầu được cho là hoàng tử Lý Long Cơ

Người mặc đồ đỏ, say khướt và đi hàng đầu được cho là hoàng tử Lý Long Cơ

Tiếp đến là hoàng tử Thành Khí mặt đỏ vì rượu và đang cưỡi ngựa đen. Lần lượt tiếp theo chính là Lý Phạm và Lý Nghiệp. Cuối cùng là Lý Thành Nghĩa đang gục trên ngựa và có hầu cận cầm dây cương bên cạnh.

Tuy nhiên, trái ngược với ý kiến trên thì một số nhà nghiên cứu trong tờ The Value lại nhận định người cưỡi ngựa trắng đi đầu là Lý Thành Khí và Lý Long Cơ là người cưỡi ngựa đen theo sau. Bởi trong một bức tranh khác của tác giả Nhâm Nhân Phát thì hình ảnh Lý Long Cơ được khắc họa giống nhân vật cưỡi ngựa đen hơn. Bên cạnh đó, theo tài liệu ghi chép thì hoàng tử Lý Long Cơ cũng đã từng cưỡi ngựa đen chứ không chỉ chuyên ngồi trên Chiếu Dạ Bạch.

Hoàng tử cưỡi ngựa đen trong tranh

Hoàng tử cưỡi ngựa đen trong tranh "Ngũ vương túy quy" 

Sau này, khi hoàng tử Long Cơ lên ngôi vua để tránh các huynh đệ tương tàn nhà vua đã theo ý của các quần thần cứ 4 huynh đệ còn lại làm quan địa phương. Đồng thời, 4 huynh đệ vào triều đều là những khoảng thời gian khác nhau.

Tranh "Ngũ vương túy quy" là tác phẩm có tuổi đời hơn 700 tuổi và là tác phẩm hiếm hoi trên giấy của ông Nhâm Nhân Phát.

Bức tranh được coi là cổ vật luôn được bảo quản nên tương đối còn nguyên vẹn, màu sắc sáng. Các nét bút chấm phá tự nhiên đầy sinh động. Nhâm Nhân Phát chính là quan triều đình thời Nguyên và có sở trường là vẽ ngựa rất được hoàng đế sủng ái. Ông hiện có 21 tác phẩm còn được lưu giữ tại một số bảo tàng lớn trên thế giới và có một số bức do tư nhân sở hữu.

Thời đó, công việc của Nhâm Nhân Phát ở triều đình chính là quản lý các công trình thủy lợi. Vào năm 1953, khi giới khảo cổ khai quật một số cổ vật thời Nguyên đã phát hiện được mộ chí của Nhâm Nhân Phát và hiện nay mộ chí được lưu giữ tại Bảo tàng Thượng Hải.

Các hoàng tử còn lại cưỡi ngựa theo màu sắc khác nhau

Các hoàng tử còn lại cưỡi ngựa theo màu sắc khác nhau

Vào thời Nguyên và Minh, tác phẩm được nằm trong bộ sưu tập của những viên quan lớn. Tới thời nhà Thanh, tranh đã được lưu giữ trong Tử Cấm Thành. Hai hoàng đế là Càn Long và Gia Khánh đều đóng con dấu của chinh mình lên trên bức họa.

Sau cuộc Cách mạng Tân Hợi (1912) hoàng đế Phổ Nghi có dự cảm không còn được ở trong cung lâu dài nữa bèn tìm cách đưa nhiều bảo vật ra ngoài cung. Ông lấy danh nghĩa là ban thưởng cho em trai Phổ Kiệt, Phổ Nghi. Phổ Kiệt cũng đã từng đưa hơn 1.200 bức tranh ra khỏi Tử Cấm Thành. Vào năm 1922, tranh Ngũ vương túy quy cùng với 20 tác phẩm khác được Phổ Kiệt mang tới tỉnh Cát Lâm. Sau đó bức tranh rơi vào tay của một nhà buôn đồ cổ Hác Bảo Sơ. Sau đó, Hác Bảo Sơ đã bán tác phẩm cho nhà buôn đồ cổ Lư Cần Trai và được ông Lư cùng người thân mang sang Mỹ vào năm 1948.Về sau, bức tranh được một doanh nhân người Đức Walter Hochstadter mua lại. Vào năm 2009, tác phẩm đã được Sotheby's Hong Kong gõ búa tại mức 46,6 triệu HKD (sáu triệu USD). 

Xem thêm: "Chốn tuổi thơ" album ảnh của họa sỹ Trần Nguyên

Các buổi đấu giá về tranh "Ngũ vương túy quy"

Cho đến năm 2016, tranh "Ngũ vương túy quy" tái xuất lại thị trường đấu giá do hãng Poly Beijing tổ chức. Lúc đó, hai đại gia Lưu Ích Khiêm và Trương Quế Bình đã giành giật tác phẩm này. Cuối cùng Trương Quế Bình đã mua được bức tranh với mức giá 300 triệu nhân dân tệ (43,6 triệu USD) gây xôn xao một đợt giới sưu tầm tranh cổ thời bấy giờ.

Hai tùy tùng hộ tống các hoàng tử gục trên mình ngựa

Hai tùy tùng hộ tống các hoàng tử gục trên mình ngựa

Tuy nhiên, về sau bên mua không giải quyết đúng quy định về thuế và thủ tục vận chuyển tranh về Trung Quốc nên thương vụ đã thất bại. Vào năm 2020, tại phiên của Sotheby's Hong Kong, Lưu Ích Khiêm cũng một lần nữa theo đuổi tác phẩm.

Theo tờ The Value, buổi đấu giá đã diễn ra kịch liệt trong khoảng hơn 1 tiếng và được ví như cuộc đua marathon. Khởi điểm tranh "Ngũ vương túy quy" là mức giá 50 triệu HKD (6,3 triệu USD) và Lưu Ích Khiêm mua được bức tranh tại mức 300 triệu HKD (38,2 triệu USD). Tỷ phú rất vui vừng vì có được báu vật sau nhiều năm tìm kiếm, số tiền ông bỏ ra xứng đáng với giá trị của bức tranh.

Phạm Hiền

Gửi bình luận

Gửi Làm lại

Kiến Trúc

Ngắm nhìn những công trình Pháp cổ mới được tu sửa tại Hà Nội

Kể từ năm 2019 đến nay, UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã tập trung kinh phí cũng như nguồn lực ...

Mỹ Thuật

Tranh "Ngũ vương túy quy" đạt mức 38 triệu USD

Bức tranh "Ngũ vương túy quy" của họa sĩ thời Nguyên Nhâm Nhân Phát đã có những lịch sử ...

Lịch Sử

Vẻ đẹp của Hà Nội qua những góc nhìn ống kính

Mảnh đất thủ đô yêu dấu đã in hằn trong trái tim của biết bao con người, là nơi nuôi dưỡng ...