Khảo sát nhu cầu đào tạo nhân lực đường sắt

Bộ GTVT cho biết, triển khai định hướng của Đảng, Nhà nước về phát triển đường sắt và các quy hoạch, kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ đang triển khai xây dựng, hoàn thiện Đề án phát triển nguồn nhân lực đường sắt (Đề án).

Để có đủ cơ sở dữ liệu nghiên cứu xây dựng Đề án, Bộ GTVT đề nghị các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực đường sắt ở các chuyên ngành.

Khảo sát nhu cầu đào tạo nhân lực đường sắt- Ảnh 1.

Thi công cầu đường sắt (Ảnh: minh hoạ)

Cụ thể có 14 chuyên ngành đào tạo cần khảo sát ở các trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, kĩ sư, công nhân/kĩ thuật viên và thời gian hoàn thành đào tạo.

Trong đó, chuyên ngành Tổ chức khai thác vận tải đường sắt đào tạo về kế hoạch và tổ chức vận hành tàu; xác lập hệ thống đường sắt (công trình, phương tiện, thiết bị, tổ chức bộ máy khai thác…).

Chuyên ngành Công trình đường sắt đào tạo về kỹ thuật xây dựng, bảo trì công trình đường sắt: hướng tuyến (mặt bằng, mặt đứng) đường sắt trong ga và ngoài tuyến; kết cấu nền móng và kiến trúc tầng trên đường sắt.

Chuyên ngành Công trình cầu đường sắt đào tạo về kỹ thuật xây dựng, bảo trì, vận hành khai thác đường sắt.

Chuyên ngành Công trình hầm đường sắt đào tạo về kỹ thuật xây dựng, bảo trì, vận hành khai thác hầm đường sắt.

Chuyên ngành Công trình công nghiệp sắt đào tạo về xây dựng dây chuyền công nghệ; bố trí nhân lực, máy móc, phương tiện, thiết bị… phục chế tạo, sản xuất, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị đường sắt.

Các chuyên ngành Phương tiện đường sắt đào tạo về đầu máy, toa xe, sức kéo đường sắt; Hệ thống thông tin đường sắt đào tạo về thông tin phục vụ chạy tàu, thông tin phục khách hàng, thông tin nội bộ phục vụ điều hành khai thác, kinh doanh; Hệ thống tín hiệu và trung tâm điều hành đường sắt đào tạo về tín hiệu điều khiển tàu, trung tâm điều hành vận tải…

Trước đó, Bộ GTVT đã giao Viện Chiến lược và Phát triển GTVT chủ trì xây dựng Đề án về phát triển nguồn nhân lực đường sắt, trong đó có đường sắt tốc độ cao.

Trong đó, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT ước tính tổng nhu cầu nhân lực trực tiếp ở các khối quản lý nhà nước, quản lý dự án, tư vấn, xây lắp, vận hành cho xây dựng, khai thác đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam cao điểm khoảng 200.000 – 250.000 lao động, gồm: Nhân lực quản lý dự án 700 -900 cán bộ, tư vấn 1.100-1.300 lao động, xây lắp 180.000 – 240.000 lao động và giai đoạn vận hành là 13.880 lao động.

Bộ trưởng GTVT: Chú trọng đào tạo nhân lực, sẵn sàng vận hành đường sắt tốc độ caoBộ trưởng GTVT: Chú trọng đào tạo nhân lực, sẵn sàng vận hành đường sắt tốc độ cao

Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2025 của Cục Đường sắt VN diễn ra chiều nay (26/12).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *